Lời Bình Cuối Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên Ý Nghĩa Gì, Lời Bình Cuối Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Để cho các em học sinh hiểu sâu hơn cũng như có nguồn tư liệu tham khảo cho kiểm tra và thi cử, Kiến Guru gửi đến các em nội dung nội dung phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Bạn đang xem: Lời bình cuối chuyện chức phán sự đền tản viên

Đang xem: Lời bình cuối chuyện chức phán sự đền tản viên

Khi viết một bài về nội dung phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các em cần nói lên được các nội dung sau đây

Cách viết MỞ BÀI khi phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ:

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng của thế kỉ 16 với tác phẩm đề đời là Truyền kì mạn lục

2. Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục:

Là tác phẩm bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ 16, viết theo thể loại truyền ki. Truyền kì là một thể loại truyện hư cấu, nhiều yếu tố thần thánh. Đây không chỉ là một câu chuyện đơn thuần mà ý nghĩa sâu xa hơn là vạch trần và phê phán xã hội phong kiến đương thời

3. Giới thiệu nội dung đoạn trích “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” :

là trong câu chuyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục kể về câu chuyện xử án nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc chiến đấu tranh chống cái ác

THÂN BÀI: nội dung không thể thiếu phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

I. Khái quát về tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được viết vào đầu thể kỉ 16, thể hiện tinh thần khẳng khái, cương trực khi đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời lên án tội ác của bọn giặc xâm lược phương Bắc – dù đã chết nhưng không từ bỏ ý định xâm lược, vẫn tiếp tục gây hại cho người dân nước Nam.

2. Tóm tắt hoặc nêu nội dung chính của tác phẩm:

Câu chuyện kể về Nhân vật Ngô Tử Văn là một người khẳng khái cương trực. Trước sự nhiễu loạn và gây ra biết bao tai họa cho người dân của tên hung thần là hồn ma của tên giặc xâm lược phương Bắc họ Thôi, Vương Tử Văn đã đốt đền. Tên giặc họ Thôi đã kiện đến địa phủ. Thổ thần đã báo mộng cho Vương Tử Văn biết sự thật ngôi đền đó là của thổ thần nhưng bị hồn ma họ Thôi chiếm và bày cách để Vương Tử Văn lấy lại công đạo.

Sau khi gặp Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã kể lại tội ác của tên giặc họ Thôi và giúp thổ thần lấy lại ngôi đền. Khi công lý được lập lại kẻ ác bị tiêu diệt, Ngô Tử Văn được tiến cử làm phán sự đền Tản Viên.

II. Phân tích truyện – các luận điểm chính và luận điểm phụ

Ý nghĩa hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn qua cuộc đấu tranh với thế lực ma quỷ1. Giới thiệu nhân vật:

Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại:- Tên là Soạn.- Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.- Tính tình khẳng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không chịu được. Vùng Bắc vẫn khen là người cương trực”.

=> Dù chỉ là vài dòng ngắn gọn nhưng có thể nói, cách giới thiệu này đã gây ấn tượng sâu đậm, giúp người đọc hiểu được những tính cách cơ bản của nhân vật chính.

2. Diễn biến câu chuyện∗Hành động đốt đền:

– Trong làng của Tử Văn đang sinh sống có ngôi đền rất thiêng, nhân dân thường thờ cúng thì nay đã bị hồn ma của tên tướng bại trận Bắc triều chiếm giữ. Hắn đánh bạt thổ công, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai, tác quái cả một vùng.

– Chứng kiến những hành động hung tợn, bạo ngược này, “Tử Văn tức giận, một hôm tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt”. Có thể nói, đây là một hành động đã có sự cân nhắc, có chủ đích bộc lộ rõ tính cương trực, can đảm, mạnh mẽ và quyết liệt của nhân vật Tử Văn.

*

∗Khi đối diện với tên Bách hộ họ Thôi:

– Sau khi đốt đền, Tử Văn cảm thấy sốt và trong cơn mê, Tử Văn đã có cuộc đối diện với tên Bách hộ họ Thôi.

Xem thêm: Cách Chơi Trò Chơi Trên Máy Tính Casio Fx, Cách Chơi Game Trên Máy Tính Casio

– Bách hộ họ Thôi vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đã đi xâm lược nước khác, tội ác đầy mình, lúc chết vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ lừa đảo, thể hiện qua các chi tiết:

+ Hắn tự xưng với Tử Văn là cư sĩ.

+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội Tử Văn: “Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại khinh nhờn hủy tượng, đốt đền?”.+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa Tử Văn: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.

– Đứng trước những lời thách thức, hăm doạ của tên “cư sĩ”, “Tử Văn mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chúng ta cần thấy rằng, đây không phải là hành động bất cần của kẻ liều lĩnh mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa.

Đối diện với Thổ công:

Sau khi gặp nhân vật bách hộ họ Thôi, Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với nhân vật Thổ công.

Nhân vật này được miêu tả là“một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”, tính tình khiêm tốn đến để bày tỏ sự vui mừng trước hành động đốt đền của Tử Văn.

Khi nhìn thấy Thổ công, đầu tiên Tử Văn cảm thấy kinh ngạc: “Sao mà nhiều thần quá vậy”.

Và sau khi nghe lời Thổ Công kể lại đầu đuôi sự tình, Tử Văn – người trí thức cương trực, mạnh mẽ cũng đã có phút chốc cảm thấy e ngại: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không”.

Cuộc gặp mặt tại âm phủ

Và đúng như những gì mà Thổ công đã cảnh báo, tối đó Tử Văn đã bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Và thế là cuộc đối mặt của Tử Văn với hồn ma tên Bách hộ họ Thôi cũng như với Diêm Vương và Thổ công đã diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt.

*

Trong cuộc đối mặt ở Âm phủ đó, Tử Văn đã phải trải qua nhiều yếu tố đe dọa:

Yếu tố đe doạ đầu tiên đến từ Diêm phủ:– Trong không khí rùng rợn của cõi âm ti, Tử Văn bị quỷ bắt đi, bị đe dọa, thậm chí là bị vu cáo, sỉ nhục: “tên này bướng bỉnh ngoan cố”- không chỉ thế, vào lúc đầu, Tử Văn còn bị chính Diêm Vương la mắng và uy hiếp: “Mày là một kẻ hàn sĩ sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không quên điểm qua mối đe doạ lớn nhất của Tử Văn, đó là hồn ma tên Bách hộ họ Thôi:

+ Ở Diêm phủ, hắn đến kêu cầu ở trước sân. “Tử Văn vào tới nơi đã thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở trước sân”.+ Thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn quyết liệt, ngoan cố vu vạ: “Ấy là trước Vương Phủ hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”.+ Và khi vu vạ không được thì hắn đổi giọng nhân nghĩa: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.

THEO DÕI https://tuhoangmobile.com/ ĐỂ CẬP NHẬT THÊM CÁC THÔNG TIN MỚI KHÁC NHÉ.

The post Lời Bình Cuối Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên Ý Nghĩa Gì, Lời Bình Cuối Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên first appeared on TỨ HOÀNG MOBILE.



from TỨ HOÀNG MOBILE https://tuhoangmobile.com/loi-binh-cuoi-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-vien-y-nghia-gi-loi-binh-cuoi-chuyen-chuc-phan-su-den-tan-vien/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Office 2010 Lỗi Product Activation Failed, Lỗi Product Activation Failed Office 2010

Bật mí cách chơi Poker của các cao thủ tại fun88

Hướng Dẫn Tất Tần Tật Cách Chơi Necromancer Diablo 2 Thông Dụng Cho Lính Mới